"Ê BỒ, ÔNG ĐẶT ÁNH SÁNG Ở ĐÂU VẬY???" - MY BASIC SET-UP

MY BASIC SET-UP

Nói tóm lại là mọi người thường quan tâm và hỏi tôi rằng “ Ê BỒ, ÔNG ĐẶT ÁNH SÁNG Ở ĐÂU VẬY?”. Lúc đó tôi thường trả lời là : “ còn tùy thuộc vào…”. ( không phải tôi giấu nghề hay gì cả đâu nhé ! )

Chính xác là như vậy, không có một công thức nào cho việc tất cả các trường hợp đều lôi nguyên 1 loại set-up sẵn ra,  chụp hình như thể bạn mang sách giáo khoa ra và đọc thuộc lòng nó vậy. Nếu bạn shoot 10 tấm ảnh khác nhau nhưng lại đúng vị trí ánh sáng như nhau thì tôi tin bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thứ đẹp đẽ rồi đấy.

KHÔNG CÓ MỘT CÔNG THỨC SET UP NÀO CỤ THỂ CẢ!

Hậu trường tôi chụp bếp trưởng khách sạn Pan Pacific Hanoi, lúc này, xung quanh tôi có client, food stylist, ngoài ra còn có nhiều client khác ở bên ngoài đang chăm chú góp ý cho bức ảnh! :V :v :v 

Hậu trường tôi chụp bếp trưởng khách sạn Pan Pacific Hanoi, lúc này, xung quanh tôi có client, food stylist, ngoài ra còn có nhiều client khác ở bên ngoài đang chăm chú góp ý cho bức ảnh! :V :v :v 

Điều quan trọng nhất của một Food Photographer không phải là chụp ra tấm ảnh ẩm thực đẹp nhất mà phải là tấm ảnh ẩm thực ngon mắt nhất. Ánh sáng chính là bộ màu và cọ để bạn vẽ lên cái bức tranh đó dưới con mắt của mình. Thiếu nó là bạn coi như cụt cả hai tay. Chưa kể đến việc, khi bạn làm việc trong một nhóm ( bình thường là phải làm việc nhóm ). Việc chụp hình giờ đây là cuộc chơi của sự thỏa hiệp. Khi mà Art Director sẽ đưa cho bạn một ý tưởng ban đầu và hướng bạn theo ý tưởng đó. Một vài người trong team như Food Stylist, Props stylist, Clients sẽ đưa thêm ý kiến để tạo ấn tượng cho bức ảnh hơn. Lúc này, bạn phải hiểu ánh sáng và phải là người điều khiển dàn nhạc từ nhiều phía.

KHÔNG AI HIỂU ÁNH SÁNG BẰNG BẠN !

Di chuyển đèn một vài cm, tăng lên một vài cm thôi cũng tạo nên sự khác biệt rõ ràng...

Di chuyển đèn một vài cm, tăng lên một vài cm thôi cũng tạo nên sự khác biệt rõ ràng...

Kì thực ánh sáng là rất ảo diệu, mỗi loại ánh sáng khác nhau sẽ đưa cho bạn một hiệu ứng khác nhau. Từ cảm xúc, đến tả thực rồi siêu thực, quảng cảo,… Những food photographer mới bắt đầu thường sẽ hơi choáng ngợp khi sử dụng ánh sang trong food dẫn đến sử dụng lệch hướng làm bệt món ăn. Một số photographer chụp food khác mà tôi biết họ xuất phát từ nhiếp ảnh gia thời trang, cách đánh đèn basic thường cùng phía với camera. Kết quả sản phẩm ra món ăn bẹt xè lẹt, thiếu độ hấp dẫn, thiếu độ bóng bẩy,… nói chung fail toàn tập. Một số cá nhân khác mê chụp đồ ăn tự làm chủ yếu sử dụng ánh sáng tự nhiên ( nature light ) nhưng cách chọn vị trí chụp chưa chính xác khiến món ăn vẫn chưa toát được vẻ đẹp của nó, một số vùng bị quá tối do thiếu sáng,…

Không có một set up cố định nào dưới dạng công thức cho cách sắp đặt ánh sáng. Nhưng lại có mẹo ^^.

Tôi thường bắt đầu bằng việc set up ánh sáng chính ( main light ) ở một vị trí mà tôi thường thích nhất, điều này sẽ khiến tôi cảm thấy thoải mái và gần gũi nhất khi đã quen ( đã sử dụng ) ánh sáng này ở một lần nào đó. Sau đó, tuỳ thuộc vào nhân vật chính của bữa tiệc hôm nay là ai mà tôi sẽ dịch một vài cm, tăng lên một vài cm để làm nổi bật nó. Tuy nhiên, chỉ một vài cm thôi cũng làm nên sự khác biệt rõ rệt ở sản phẩm.


Mẹo hay cho bạn :

Về cơ bản, khi bắt đầu chụp hình đồ ăn bạn hãy đặt ra cho mình các câu hỏi dưới đây :

"Tôm ơi em đẹp nhất ở đâu????" - Ảnh chụp nhà hàng Press Club Hanoi

"Tôm ơi em đẹp nhất ở đâu????" - Ảnh chụp nhà hàng Press Club Hanoi

  • Sản phẩm đồ ăn này đẹp nhất ở góc nào nhỉ? ( trong lúc đó hãy xoay xoay cái đĩa đồ ăn đó, đứng lên ngồi xuống để cảm nhận sự thay đổi của góc ảnh, cuối cùng tìm cho mình góc chuẩn đẹp nhất )
  • Phần “gợi cảm” nhất của sản phẩm này là ở đâu? ( hãy để ý kĩ đến cái điểm đẹp nhất của món ăn, nhìn phát thèm ăn luôn )
  • Món ăn này mình sẽ kể câu chuyện gì nhỉ/ sắp đặt như nào nhỉ/ cho them phụ kiện gì nhỉ? ( cái này tùy tâm…)
  • Mình phải để ánh sáng ở đâu để giải quyết tất cả các vấn đề trên nhỉ/ Cái cửa sổ đâu rồi nhỉ,...???

Khi đã tự đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi trên, vô thức bạn đã đi đúng hướng theo cách mà các nhiếp ảnh gia ẩm thực trên thế giới đã thực hiện khi đặt ánh sáng để làm nổi bật 3 điểm trọng tâm. ĐÓ LÀ :

  • SHAPE ( góc độ, hình dáng,… )
  • TEXTURE ( bề mặt, … )
  • MOOD ( cảm xúc…)

Món ăn của bạn phải được chụp ở góc độ mà nó " gợi cảm nhất, hơi chút trần trụi, phô bày như không có gì phải e ấp, giấu diếm. Nó phải được nổi bật "làn da" bề mặt của mình nhất, có gồ gề xù xì, hay trắng bóng, mỡ màng thì nó phải là nó. Sau cùng nó nổi bật trong bối cảnh để khiến người xem cảm thấy chút xúc động hoặc cảm xúc hồi tưởng,... Các điều này tôi sẽ nói thêm ở các Blog sau nhé.


ÁNH SÁNG NHƯ NÀO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU?

Như tôi đã nói, những người mới bắt đầu thường loay hoay không biết cách đặt ánh sáng như nào cho phù hợp. Tôi chỉ khuyên rằng, hãy để đầu óc thoải mái và suy nghĩ đơn giản thôi. Có 2 loại ánh sáng thường thấy trong Food Photography, Anh sáng chính ( main light ) và Các ánh sáng phụ ( fill light ).

Main light :

Đây là loại ánh sáng bạn sẽ thường được thấy nhất trong các bức ảnh ẩm thực. Nó có thể là ánh sáng đèn, cũng có thể là ánh sáng cửa sổ và thường xuất hiện từ phía đằng sau của bức ảnh ( back light ). Hãy nhìn vào sơ đồ hỉnh ảnh dưới đây :

Tôi gọi đây là SƠ ĐỒ NGUỒN SÁNG GÓC NGANG

Tôi gọi đây là SƠ ĐỒ NGUỒN SÁNG GÓC NGANG

Đây là ánh sáng cơ bản nhất của Food Photography, nó thường nằm ở vị trí giữa từ 10h đến 2h so với góc nhìn camera ( lấy sản phẩm là trục kim đồng hồ, góc giữa camera và ánh sáng tạo thành một mặt đồng hồ, ánh sáng đẹp nhất khi đồng hồ chỉ từ 10h đến 2h. Hãy đặt ánh sáng vào các điểm không gian này ). Hãy nhìn sơ đồ dưới đây : 

Tôi gọi đây là SƠ ĐỒ NGUỒN SÁNG GÓC THẲNG

Tôi gọi đây là SƠ ĐỒ NGUỒN SÁNG GÓC THẲNG


Ánh sáng này sẽ làm nổi bật món ăn của bạn, tạo khối rõ rệt, nổi bật các điểm nhấn của món ăn ( lá, topping ),... Nói chung nó thường là ánh sáng chính hoàn hảo nhất. Hãy để ý các ví dụ của tôi :

Ánh sáng chiếu từ đằng sau khiến nắm Ruốc bên trên lóng lánh vàng ruộm... - Tạp chí Heritage

Ánh sáng chiếu từ đằng sau khiến nắm Ruốc bên trên lóng lánh vàng ruộm... - Tạp chí Heritage

Ánh sáng đánh từ đằng sau góc 10h đúng thời điểm thả muối từ trên xuống - nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn

Ánh sáng đánh từ đằng sau góc 10h đúng thời điểm thả muối từ trên xuống - nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn

Tuỳ thuộc vào shape của đồ ăn mà bạn đặt ánh sáng ở phía 10h hay 2h, cao hay thấp. Hãy thử làm khó bản thân bằng cách đặt chụp sản phẩm ở cả 2 phía ánh sáng, so sánh các trường hợp rồi tăng giảm chiều cao để thấy sự khác biệt. Sau đó rút ra cách đặt ánh sáng khởi đầu ưa thích cho bản thân.

Bởi vì tôi thích ánh sáng hướng 2h nên tôi đặt ánh sáng ở điểm 2h. Vậy thôi!

Ánh sáng cửa sổ từ góc 10h khiến lớp rau của miếng bacon thêm tươi ngon,... - Nhà hàng Kitchenette

Ánh sáng cửa sổ từ góc 10h khiến lớp rau của miếng bacon thêm tươi ngon,... - Nhà hàng Kitchenette

Đối với food photography sử dụng ánh sáng trời ( nature light ), main light của bạn thường là ánh sáng cửa sổ. Lúc này ánh sáng chính là một cái gì đó cố định và camera của bạn là di động. Hãy di chuyển camera sao cho tạo góc từ 4h đến 8h so với cửa sổ. Cố gắng di chuyển hợp lí. Có thể hiểu dễ dàng hơn, bạn và cửa sổ phải luôn đối diện nhau khi lấy món ăn làm tâm. 


Fill light.

Khi đã quen thuộc với main light của mình, hãy làm quen với fill light.

Fill light là loại ánh sáng mềm, phải nhẹ nhàng hơn ánh sáng chính và có vị trí thường đối diện với ánh sáng chính ( thường thôi nhé vì Fill light có rất nhiều loại ). Mục đích của nó rất đơn giản, bổ sung vào phần tối của sản phẩm, nơi mà ánh sáng chính không chiếu đến. Nguyên tắc : Cứ chỗ nào tối thì cho cái fill light vào.

Cứ chỗ nào tối thì cho Fill light vào.
SƠ ĐỒ ĐẶT FILL LIGHT CƠ BẢN

SƠ ĐỒ ĐẶT FILL LIGHT CƠ BẢN


Điều này là rất quan trọng, bởi vì :

Ánh sáng chính của bạn chỉ có một chiều và nó không thể làm sáng tỏ được những góc tối, ánh sáng fill sẽ làm nhiệm vụ minh bạch những góc tối này, nhất là những vật thể có khối cao và độ che phủ lớn. Xem ví dụ dưới đây nào :

Chưa có Fill Light

Chưa có Fill Light

Có Fill light là một tấm hắt sáng ( khác bọt hẳn :P )

Có Fill light là một tấm hắt sáng ( khác bọt hẳn :P )

Có rất nhiều ánh sáng fill (Front Fill Light, Top Fill Light, Edge Light, Detail Lights,... ) , bạn cũng có thể sử dụng nhiều ánh sáng fill cùng lúc miến sao bạn thấy hiệu quả và đẹp. ( tôi sẽ nói rõ hơn ở blog các loại ánh sáng trong food photography nhé 


Tôi thường hay sử dụng một tấm hắt sáng để làm fill light với những sản phẩm không quá phức tạp. (như dưới đây). Bạn cũng có thể làm tương tự khi sử dụng ánh sáng cửa sổ.

Một tấm giấy bạc nhỏ làm hắt sáng...

Một tấm giấy bạc nhỏ làm hắt sáng...

...thế là đôi chim câu bóng lộn hẳn.

...thế là đôi chim câu bóng lộn hẳn.


Ánh sáng là cảm nhận của cả trái tim, hãy đặt từng ánh sáng, tốt ánh sáng main hãy đặt thêm ánh sáng fill để tránh bị shock do sung đột mạnh. Hãy tốt một loại ánh sáng của riêng mình, sau đó tự làm khó bản thân bằng cách dịch chuyển ánh sáng phù hợp nhất với từng sản phẩm. Hãy chăm chỉ và đừng cắt bước nhé các bạn.

Có bất cứ điều gì thắc mắc, bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy để lại comment bên dưới. Tôi sẽ tổng hợp và trả lời mọi người tại Blog Q & A nhé. Chúc các bạn thành công!

NHỚ NHẤN NÚT SUBCRIBE ĐỂ NHẬN NHIỀU BÀI VIẾT HƠN VỀ FOOD PHOTOGRAPHY NHÉ CÁC BRO!