Muốn ảnh food trông độc đáo nguy hiểm, hãy dùng Hard Light nhé!
Tôi nói rằng về nhà ăn Tết sớm cũng có cái vui.
23 tháng chạp sau khi đè mặt ra "Lăn Kim" spa đúng kiểu chị em làm đẹp ăn Tết thì về quê lúc này quả thật là một sự hợp lí đúng đắn. Nghỉ dưỡng cấm túc ở nhà 03 ngày tránh ánh nắng mặt trời khiến tôi cảm giác mình đôi phần giống Ma cà rồng sống về đêm ; chỉ cần hé lộ khuôn mặt sưởi nắng thì khúc hát chim trời được cất lên thất thanh :" I can’t feel my face …”
Sáng sáng bố mua cho bánh mỳ + cà phê, tối tối mẹ nấu cơm ăn sẵn.
Chiều tranh thủ chạy ra ngắm cây ngắm cối, tối dắt chó đi tè,... Cứ như này mặt tôi đã thay đổi trông thấy bởi sự phúng phính, bủng beo chứ chưa cần bàn đến việc Spa lăn kim.
Về nhà ăn Tết sớm thú vị thật!
...
Vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ. Tôi quên rằng mình vẫn là Blogger và việc chia sẻ vẫn điều đương nhiên.
Để ý rằng tấm hình food của tôi đã từ lâu ko ngót nghét nổi 100 like mà tấm này lên 202 like tính đến thời điểm 17:06p ngày 30/01 này, tôi lại thấy có điểm gì đó hơi bất thường. Đành vậy nên viết luôn một bài Blog ngắn chia sẻ một xíu thú vị về tấm hình này.
Tôi gọi nó là :
Muốn ảnh food trông tý độc đáo nguy hiểm, hãy dùng Hard Light nhé!
Hard Light - hay còn gọi là bóng cứng.
Miêu tả kĩ càng chút xíu thì đó là khi mắt thường nhìn thấy rõ ràng ranh giới giữa shadow và bề mặt. Như thế này đây:
Hard light - Nỗi ác mộng kinh điển của giới nhiếp ảnh gia ẩm thực.
Bởi lẽ, tôi cũng sợ nó lắm. Shadow gì đen xì thô kệch gắt gỏng, cứng nhắc. Giới Food Photographer đa phần ưa bóng mềm, độ chuyển nhẹ nhàng êm ái, đường nét tinh tế, đôi khi còn không muốn shadow xuất hiện trong hình.
Có bác nhiếp ảnh gia nào đã đôi lần bị khách hàng dị ứng về Hard Light và Shadow cứng đi rồi sẽ hiểu cảm giác khổ sở khi phải Photoshop từ cứng thành mềm.
Hard light khó xử lí hơn Soft light thông thường vì nếu không khéo léo, Shadow rất dễ Cháy sáng như thế này… hoặc Đen hủy diệt như thế này….
Ác mộng chưa!
Ai đồng ý giơ tay!
…
Tuy nhiên, đôi khi với một vài trường hợp ngẫu hứng cụ thể hoặc Concept Art độc đáo, Hard light lại đem đến một góc nhìn khá bảnh phảng phất đôi chút cá tính độc đáo nếu sử dụng nó một cách khôn khéo và bàn bản. Ví dụ như này :
Vậy tôi đã làm thế nào để set up một bức ảnh Hard light khá bảnh.
Chỉ cần 04 bước!
Xem tôi phân tích bức ảnh dưới đây nhé :
Bước 1 : Đặt Key light. Test sáng
Như một nhiếp ảnh gia thông thường, tôi cũng cần Test sáng và công suất đèn. Tôi không dùng máy đo sáng vì trông nó lằng nhằng phức tạp quá. Tôi dùng mắt thường để đo vì đôi khi không đâu bằng mắt mình.
Tôi set up đèn như Sơ đồ trên với phần Key Light là đèn nhân tạo ( Godox QT 600 ) sử dụng chóa cơ bản 20 cm.
Điều chỉnh 1 vài thông số tôi được tấm hình hoàn chỉnh hơn.
Phần Hightlight đã ổn, ko cháy, sáng đều đẹp. Đối lập với nó là shadow, 1 màu đen hủy diệt.
Nhiệm vụ đặt ra bây giờ là triệt hạ màu đen này.
Bước 2. Đặt Fill Light - > Bắn trần hoặc Dội tường. ( với điều kiện tường trắng )
Tôi đặt thêm 01 đèn dội trần như hình vẽ. Mục đích là cho toàn bộ không gian trở nên sáng đều và đẹp.
Có một sự thật là bạn phải tìm bằng được tường trắng, trần trắng, nếu không bức hình của bạn sẽ ám một lớp màu vàng ban mai nắng hoặc tím mộng mơ màu lòng tôm tùy theo guu thẩm mỹ và sở thích của gia chủ nhà hàng nhé.
Tại sao phải dùng dội trần hoặc dội tường mà không dùng 1 đèn rọi thẳng ngay vào?
Tôi hay nói, mặt trời có 1 mà thôi.
Mặt trời có một nên shadow cũng chỉ có 01 trên đời.
Đặt 2 đèn đối lập nhau vô hình chung sẽ tạo ra 02 shadow đối ngược chiều nhau. Với khách hàng, đôi khi khách hàng không để ý. Với chúng ta, một Food Photography chính hiệu thì điều đó làm tổn thương và tự ái mãnh liệt mắt nhìn của người làm nghề. Đơn giản vì xử lí không khéo mà bức hình tự nhiên bị mất đẹp đi đôi phần. Có buồn không? Có tiếc không?
Vì thế nên tôi thường để 01 Key light mà thôi.
Bước 3 : Thêm chút điểm nhấn.
Đơn giản để cho background đằng sau đỡ phần nhàm chán, tôi add thêm chút cây cối tạo hiệu ứng bóng cây qua thềm.
(*)Trick :
Kiếm mấy cây củi khô khúc khỉu để phần tán lá trông có vẻ lơ thơ
Hãy đặt cây gần sát background để đạt được hiệu ứng bóng gắt hơn.
Bước 4 : Hậu kì và đăng facebook.
Bằng một vài biện pháp nghiệp vụ, tôi hoàn thành bức hình của mình như bên dưới.
Dễ vậy mà cũng làm Blog? Set up này chả có gì khó khăn cả.
Đúng vậy! Đây là một cách set up khá cơ bản nhưng có một số điểm đặc biệt để phân biệt Food Photographer nhà nghề và một người mới bắt đầu đó là :
Hướng đèn Key light sao cho món ăn vẫn đẹp mà ít xảy ra hiện tượng shadow vật thể này đè hết ánh sáng món ăn kia. ( Kiểu người khổng lồ che nắng vậy. )
Fill Light bắn trần hướng nào phụ thuộc rất nhiều vào bố cục bức hình và không gian nhà hàng.
Công suất 2 đèn. ĐIều chỉnh công suất 02 đèn giống như cầm lửa trong ẩm thực. Mạnh nhẹ, tái chín, gầu gân,... phụ thuộc vào bạn cả.
Mấy điều này tôi sẽ nói chuyên sâu ở từng blog tới nhé. ( blog tới nhưng tới đâu thì chưa biết! )
Có một sự thật thú vị mà tôi đã chia sẻ trước đây không biết bạn đọc còn nhớ. Với một vài bề mặt ẩm thực có texture mạnh thì Hard light chính là một cây chổi tốt nhất để cào xước bề mặt texture và để texture thêm phần diễm lệ. Hãy đọc lại tại đây nhé!
Lời khuyên của Food Photographer :
- Thử Hard light để bức hình trông nguy hiểm và graphic xem sao.
- Đặt từng đèn một và kiểm soát từng đèn
- Hard Light đòi hỏi kinh nghiệm và xử lí tình huống. Vậy nên bạn hãy luyện tập nhiều trước khi đem đi chinh chiến nhé.
Kết :
Đây là cách tôi vẽ sơ đồ…