BLOG 08 : LẦN ĐẦU LÀM DIỄN GIẢ THẬT THÚ VỊ !

Ngay từ còn bé đến giờ tôi vẫn luôn là một người thích đứng trước đám đông, thể hiện bản thân trước đám đông. Ma xui quỷ khiến thế nào suốt từ năm lớp 6 đến năm cuối trường Đại Học Kiến Trúc, tôi đều nằm trong đội văn nghệ của nhà trường và hầu hết đều là đơn ca. Mỗi lần đứng trước đám đông thì tôi thường phấn khích đến mức hơi quá lố. Tôi biết điều đó nhưng mà tôi thích. 

Thế nhưng lần này lại không giống như bao lần khác. Tôi đứng đây cùng với Thùy Dương lại với tư cách diễn giả chuyên ngành về hình ảnh ẩm thực, thuyết minh về một vấn đề ẩm thực, cùng với nhiều con người mê ẩm thực và đang làm trong ngành ẩm thực. Quả thật có chút lạ lẫm và không khỏi ấp úng. 

Cấp 1 không chuyên, cấp 2 chuyên văn, cấp 3 chuyên Lý, Đại Học chuyên Vẽ, đến khi ra trường thì lại làm nghề chả theo đúng cái gì mình đã học. Ấy vậy mà tôi cũng thật vui và hạnh phúc khi sau 2 năm rưỡi của chúng tôi, Deto Concept đã được cộng đồng F&B công nhận như một đơn vị xây dựng hình ảnh "Có tâm", "có sáng tạo" trong thị trường xây dựng hình ảnh ẩm thực ở miền Bắc. 

"Anh Đức Bùi, chị Thùy Dương - Co Founder Deto Concept" : Nghe vừa hạnh phúc vừa lạ lẫm. 



Chủ đề Workshop chúng tôi tham gia lần này là :

 "Trình bày menu sao cho đúng để hấp dẫn khẩu vị thực khách? "

Tôi nghĩ rằng vấn đề này không quá khó để khai thác. Đứng trên phương diện như một người thực khách, tôi chắc chắn luôn nghĩ rằng một menu có hình ảnh rõ ràng, đầy đủ, đẹp sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều so với một menu chỉ có dạng text thông thường. Ví dụ như menu của Bánh đa cua Dì Lý, menu Hokaido Sushi, menu Pizza 4ps, menu Coco Á,... Những menu khiến tôi đầy phấn khích và hấp dẫn mỗi lần lật sang trang.

Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi chia menu ra làm 3 loại thông dụng hay sử dụng ở Việt Nam : 

01 . Menu dạng Text

02. Menu dạng bảng biển.

03. Menu dạng hình ảnh cầm tay.


01. Menu dạng Text

Menu này thì khỏi nói rồi, ngắn gọn, xúc tích, không dài dòng, đi thẳng vấn đề và để người xem tự hình dung ra hình thù món ăn bằng trí tưởng tượng của bản thân. Menu này chỉ nên áp dụng với những nhà hàng có sản phẩm ẩm thực truyền thống, quen thuộc, nhắc tên là biết luôn hình dạng như thế nào ( ví dụ những nhà hàng cơm Việt truyền thống ) hoặc những nhà hàng lâu đời, sang trọng, đã có phong cách ẩm thực rõ ràng và khi gọi món khách hàng được tư vấn nhiệt tình. ( ví dụ như La Table du Chef,... )


02. Menu bảng biển.

Menu này chắc chắn các bạn sẽ thấy nhiều trong những cửa hàng, nhà hàng, chuỗi nhà hàng phục vụ những sản phẩm đồ ăn nhanh chóng, order tại quầy, tiện lợi. Ví dụ : The Coffee House, Domino Pizza, KFC, Highland Coffee, Passio Coffee,.... Tôi lại rất thích menu cũ của Highland Coffee về độ chi tiết và kĩ thuật nhiếp ảnh ( Thời kì vẫn còn bảng Phin sữa đá khổng lồ ở cửa HighLand, được shooting bằng một nhiếp ảnh gia rất nổi tại Việt Nam - Wing Chan ) 

Menu này thường theo mô hình dưới đây :

Sơ đồ menu bảng biển.

Sơ đồ menu bảng biển.

Promotion : Hình ảnh cực đẹp, cực bắt mắt thể hiện chủ đề theo mùa tại một thời điểm chương trình nào đó của cửa hàng. 

Các trang thông tin : Các trang này cung cấp các thông tin ngắn gọn về tên và giá tiền của những sản phẩm ẩm thực được bày bán trong cửa hàng. 

Một Promotion chúng tôi làm cho Nori Express.

Một Promotion chúng tôi làm cho Nori Express.

Tại sao Promotion cần phải cực đẹp, cực bắt mắt???

Với những hình ảnh bảng biển trên, khách hàng sẽ trực tiếp nhìn thấy mà không cần mở bất kì một quyển menu nào. Tin tôi đi, khách hàng của bạn không có đến 2p hay thậm chí là 30s để đọc Promotion của bạn đâu, mỗi khách hàng có khi chỉ lướt qua 5 - 7s để kịp liếc xem hình ảnh đó nó là cái gì. Vì thế, thời gian lúc này mới thực sự ăn điểm. Chẳng có cách nào khác ngoài việc bạn phải làm cho mình một hình ảnh Promotion thật bắt mắt, sáng tạo, màu mè, nhiều khi thêm một vài yếu tố sexy, hoảng sợ để khiến khách hàng chú ý. Sau đó khách hàng của bạn mới để ý dòng thông tin cạnh bên. 

Time is money !

Một số sản phẩm chúng tôi đã làm.

Một số sản phẩm chúng tôi đã làm.


03. Menu dạng hình ảnh cầm tay

Đây là dòng menu thông dụng nhất mà mọi nhà hàng đều hay làm. Tôi thấy rằng kể cả những cửa hàng dạng chuỗi dã làm menu bảng biển, họ vẫn có cho mình một đến hai menu dạng quyển để bổ sung thông tin, thêm món ăn còn thiếu, thêm thông tin nhà hàng,...

Nói chung rằng, menu dạng này là không thể thiếu.

Tôi chia menu dạng này ra làm 2 loại thông dụng hơn :

(*)Menu dạng hình ảnh quyển mở phẳng. 

Menu này tôi thường thích như mô hình như dưới đây :

Dạng 01

Dạng 01

Dạng 02

Dạng 02

Với trang bên trái ( Signature ) là hình ảnh sắp đặt bắt mắt. Một Trang là lên danh sách các món ăn dạng text hoặc được có hình ảnh dưới dạng đơn giản hơn ( phông trắng, detail,...)

Thường thì chúng tôi sẽ xây dựng Concept Art cho toàn bộ hình ảnh ẩm thực của nhà hàng đó bằng việc tìm hiểu về Branding nhà hàng, phân khúc giá, tập khách hàng và phong cách ẩm thực của nhà hàng. Cuốn Menu này cũng cần được xây dựng theo đúng Concept Art chủ đạo, vì thế các hình ảnh trang bên trái được shooting theo hình thức sắp đặt sẽ một phần vừa tạo nên vẻ đẹp và phong cách món ăn, một phần khắc họa rõ thêm Branding nhà hàng. 

Nói chung menu dạng này có muôn hình vạn trạng các cách thiết kế và Concept Art phù hợp. Tôi thường để ý cuốn menu này đầu tiên vì mọi những thông tin hữu ích của nhà hàng nằm gọn trong cuốn menu này rồi. 

 

(*) Menu dạng hình ảnh đặc biệt.

Menu này thường ít nhưng mà chất. Chúng tôi đã từng xây dựng và định hướng cho khách hàng xây dựng hình ảnh sử dụng menu này ba lần. Kết quả truyền thông rất cao. Ví dụ như Synary tea room với tờ newspaper bắt mắt các bạn trẻ rất thích checkin với nó khi đến uống trà, đó là sự tính toán marketing có chủ đích.
 

Newspaper

Newspaper

Magazine

Magazine

Photo http://blog.amari.com

Photo http://blog.amari.com

Menu nhà hàng sẽ được xây dựng theo hình thức Newspaper, như một tờ báo thường nhật và liên tục thay đổi theo từng quý để cập nhật. Hình thức như này đã được các nhà hàng, cửa hàng ở nước ngoài sử dụng nhiều. Ví dụ bạn có thể thấy cuốn ROAST của Bangkok,...

Mục đích sử dụng như nào mình sẽ phân tích một ví dụ cụ thể kĩ hơn ở Blog tiếp theo. Thú vị lắm đó!

 

Photo @hanhchipp

Photo @hanhchipp


Kết!

Nói chung mình nghĩ Menu có nhiều cách để thể hiện. Tất cả tùy thuộc vào Branding, tập khách hàng, phong cách ẩm thực và cả nguồn lực kinh tế nữa. Để có thể ra được một menu hoàn chỉnh về mặt hình thức thì việc cần đến một Creative Team chuyên về hình ảnh ẩm thực để tư vấn là điều nên có. Suy cho cùng sản phẩm menu đẹp thì người thích thú sẽ là khách hàng, sau cùng là nhà hàng sẽ có sự thu hút hơn.

Khi đã bỏ chi phí đủ xứng đáng cho quảng cáo, marketing tại sao không bỏ chi phí để xây dựng hình ảnh củng cố vị trí của mình trong tâm trí khách hàng khi mà các thương hiệu đều ngày một chuyên nghiệp trong việc định vị thương hiệu?

//Cám ơn Lozi.vn đã giúp mình và Deto Team có được một buổi chia sẻ thú vị và bổ ích. Hi vọng trong thời gian tới Lozi.vn sẽ có thêm nhiều buổi Workshop như này hơn để cộng đồng F&B của Việt Nam mở rộng kiến thức và phát triển hơn nữa. 

Trân trọng cảm ơn.

            

 

 



 

duc buiblog08Comment