SAO TÔI CẦN PHẢI THUÊ FOOD PHOTOGRAPHER CHỤP ẢNH ĐỒ ĂN CỦA TÔI? NHIẾP ẢNH NÀO MÀ CHẢ CHỤP ĐƯỢC ĐỒ ĂN !
Sự thật là nhiếp ảnh nào chả chụp được ảnh đồ ăn. Một Fashion Photographer cũng chụp được ảnh đồ ăn. Một Wedding Photographer cũng chụp được ảnh đồ ăn. Thậm chí, một người đam mê nhiếp ảnh không chuyên cũng có thể chụp được ảnh đồ ăn. Ai cũng chụp được ảnh đồ ăn.
Nhưng hiệu quả thực sự đến đâu và chất lượng hình ảnh khách hàng mong muốn ở mức độ nào mới là điều đáng quan tâm??? ( Budget cũng là một vấn đề nữa nha ).
Suy cho cùng, nguyên nhân là bởi vì khách hàng của chúng ta chưa hiểu thực sự Food Photographer là gì và họ có thể làm được gì cho hình ảnh ẩm thực của bạn. Hãy thử làm một vài ví dụ so sánh giữa các thể loại nhiếp ảnh khác với Food Photography nha.
Ví dụ.
Wedding Photography ( Nhiếp ảnh cưới )
Tôi thấy các nhiếp ảnh gia ở Việt Nam thì chắc phải đến trên 70% hoạt động mạnh ở ngành nhiếp ảnh cưới, hoạt động liên quan đến con người. Ảnh cưới ở Việt Nam rất đa dạng về phong cách, thể loại, màu sắc và cả budget nữa chứ. Một thị trường rất sôi động!
Nhiếp ảnh cưới thường thuần cảm xúc và làm việc với con người, giữa người với người. Họ cần phải bắt đúng khoảnh khắc, đúng cảm xúc, đúng thời điểm, di chuyển liên tục để đạt được những góc máy mới, sáng tạo, cảm xúc thăng hoa, blah blah,… càng thăng hoa họ càng được đánh giá cao, càng được trả tiền nhiều. Cảm xúc của cặp đôi, khung cảnh xung quanh là các yếu tố quyết định một bức ảnh wedding đẹp.
Tuy nhiên, đồ ăn thì không phải con người.
Bạn đâu thể ví von một đôi chym quay ngon lành mỡ màng thành một cặp đôi đang chuẩn bị thành vợ chồng được!
Kĩ thuật là vô cùng khác nhau!
Food Photography là một dạng nhiếp ảnh tĩnh vật đặc biệt, một dạng nhiếp ảnh tĩnh vật mà sản phẩm có hạn sử dụng ngắn hạn. Ngành nhiếp ảnh này rất đề cao kĩ thuật nhiếp ảnh để có thể làm nổi bật shape, texture và moody của sản phẩm đồ ăn. Mỗi loại đồ ăn thì có một kỹ thuật khác nhau, kỹ thuật này cần có thời gian dài để có thể hiểu và trau dồi, sau đó nhiếp ảnh gia mới có thể tự tin để bán kĩ năng của mình.
Time is money!
Rất đơn giản, bạn có thể “ăn rùa” được một hai tấm ngon lành trong một dự án cá nhân của mình, nhưng khi tiến hành một dự án thương mại cụ thể thì kinh nghiệm và kĩ thuật nhà nghề lâu năm mới giúp bạn trụ lại được trong chiến trường này. Chưa kể đến mấy tấm ăn rùa sau nhiều năm nhìn lại bạn sẽ thấy nó cực kì ngô nghê, sai shape, texture bẹt, có chăng moody hơi deep deep. ( vì phần lớn nhiếp ảnh gia mới vào nghề quan tâm đến moody đầu tiên. )
Vì thế, một wedding Photographer khi bắt đầu chụp food cũng y như những người mới bắt đầu tham gia nhiếp ảnh ẩm thực như trên.
Có một điều khác biệt rất quan trọng giữa hai ngành nhiếp ảnh này đó chính là ÁNH SÁNG. Food Photography đề cao ánh sáng, tôn thờ ánh sáng, đưa ánh sáng lên thành một nghệ thuật sử dụng và điều phối để có thể khắc họa đúng, đủ, ngon, cảm xúc của một món ăn ngon. Ánh sáng chính là chìa khóa tối thượng của nhiếp ảnh ẩm thực. Họ sử dụng rất nhiều các "đồ chơi ánh sáng" để hoàn thành sứ mệnh đó của mình. Kĩ thuật sử dụng ánh sáng tôi xin thề phải nhiều năm chụp nhiều, sử dụng nhiều, hiểu và yêu nó bạn mới có thể control nó đủ tốt để sử dụng và thương mại. Chưa kể đến việc mỗi loại nguyên liệu sẽ yêu cầu bạn sử dụng mỗi loại ánh sáng khác nhau phù hợp. Rất nhiều thời gian! ( Nghe fantasy quá! )
Nhiếp ảnh gia cưới thì thường là người không quan tâm đến ánh sáng đủ nhiều.( thường thôi nhé vì tôi biết có nhiều wedding Photographer là bậc thầy ánh sáng ). Có thể, một bức ảnh họ lấy được đúng sáng, ánh sáng đẹp nhưng thường thì họ sẽ chụp và làm việc bằng tất cả những gì họ có. Đôi khi có thể chỉ là một chiêc hắt sáng và một ánh sáng tự nhiên. Họ tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo thường không sâu sắc, điều đó khiến họ không nhanh nhạy trong xử lí ánh sáng ẩm thực. Ánh sáng theo đó thường quá sáng, quá tối, mất shape , texture bẹt, bóng cứng, contract cao. Quá ganh. Quá nhiều thứ fail để khiến bức ảnh ẩm thực của bạn fail. Điều này rõ ràng một hai phát "ăn rùa" sẽ không thể phát huy tác dụng.
Light is Key!
( Xem lại 2 Blog sử dụng ánh sáng của mình để ôn bài lại nha. Blog 03 , Blog 07 )
Chưa kể đến sự khác nhau nhiều về thiết bị nhiếp ảnh. Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong bài viết về thiết bị sử dụng trong nhiếp ảnh ẩm thực.
Một điều thực sự thú vị là, hầu hết những người lần đầu đi thuê nhiếp ảnh gia shooting cho nhà hàng ẩm thực, nhãn hàng ẩm thực của mình thì đều không thấy được sự khác biệt giữa 1 bức ảnh đồ ăn được chụp bởi một Wedding Photographer và 1 bức ảnh chụp bởi Food Photographer. 90% người khác có thể nhận ra rõ rệt, nhưng những người khách hàng này thường nằm trong 10% còn lại. THAT'S OKAY!
Nếu bạn thật sự muốn tiết kiệm một vài Budget của mình và không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm đầu ra, không quan tâm khách hàng ẩm thực của bạn nghĩ gì và phản ứng ra sao thì tôi nghĩ ai cầm máy ảnh cũng có thể giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, tôi cũng đã gặp nhiều người khách hàng tìm đến tôi sau khi họ đã shooting sản phẩm đó với 2 đối tác khác nhưng thất bại!
Suy cho cùng, bạn hãy là người mua hàng thông thái !