"Ê bồ ! Ông đặt ánh sáng ở đâu vậy ???" - SHAPE

Tôi dám chắc rằng trong số các bạn đang đọc blog này đã có bạn đôi lần shooting với góc máy từ trên cao xuống (hay còn gọi là top-down, top-shot,… ). Một số Food Photographer mới vào nghề rất ưa thích góc máy này bởi sự đơn giản kèm một vài hiệu quả tốt về thị giác trước mắt. Song, việc lạm dụng góc máy top-down chỉ đang thể hiện bạn đang bế tắc và loay hoay không biết liệu có góc máy nào khá hơn không? Và nếu có góc máy khác thì ánh sáng như nào mới ok???

Suy cho cùng công việc của nhiếp ảnh gia là đang đưa một vật thể ở không gian 3 chiều vào không gian 2 chiều và cố gắng khiến vật thể đó trông giống 3 chiều nhất.  Vậy nên hãy mạnh dạn thử góc máy 45 độ, đó là góc máy tuyệt vời để thể hiện độ dày mỏng, khối hình và décor của món ăn ( Shape ). Theo tôi, đó là góc máy hoàn hảo nhất.  Đó cũng là góc máy ưa thích nhất của tôi!.


Sau khi đọc xong bài Blog 03 : "Ê bồ ! Ông đặt ánh sáng ở đâu vậy ???" - My basic set up về ánh sáng của tôi chắc các bạn đã có thể hiểu được phần nào về cách sắp đặt ánh sáng cơ bản nhất ( đấy là nếu bạn chăm tập luyện nhé! ). Theo đó, là một Food Photographer, bạn cần phải đặt ánh sáng ở vị trí làm nổi bật theo thứ tự 3 điểm sau của đồ ăn :

01.   Shape ( hình dạng )

02.   Texture ( bề mặt chất liệu )

03.   Mood ( cảm xúc )

Câu hỏi đặt ra bây giờ là : Bao nhiêu là đủ ánh sáng cho một sản phẩm đồ ăn???

Bao nhiêu là đủ ánh sáng cho một sản phẩm đồ ăn???

Một cách đơn giản, dựa trên những gì đã làm, xem, tìm hiểu, tôi chia Shape của đồ ăn ra làm 4 dạng :

  1. Dạng hình khối
  2. Dạng hình trụ
  3. Dạng hình cầu
  4. Dạng mặt phẳng

Ví dụ như : Pancake – Dạng mặt phẳng, Một miếng bánh kem – Dạng hình khối, Cốc cà phê sữa đá của The Coffee House – Dạng hình trụ, một viên kem tròn đẹp – Dạng hình cầu,… Tất nhiên còn có rất nhiều hình dạng khác của đồ ăn, nhưng một cách đơn giản hãy quy nó về 4 dạng cơ bản trên và giải quyết các vấn đề về ánh sáng cho nó.


01.   Dạng hình khối.

Với dạng hình khối, bạn phải thể hiện rõ rang cho người nhìn về sự tồn tại 3 mặt phẳng của vật thể : 01 mặt trên đỉnh, 02 mặt cạnh bên. Điểm thú vị ở đây là hãy đặt ánh sáng sao cho độ sáng ở 3 cạnh là khác nhau về mức độ, sáng nhất ở mặt trên đỉnh, sau đó đến mặt cạnh bên lớn nhất, sau cùng là cạnh bên nhỏ nhất. Wow wow wow, nghe có vẻ hơi phức tạp chút xíu rồi đấy. Hãy nhìn ví dụ dưới đây :

Ảnh : Synary Tea Room

Ảnh : Synary Tea Room

Rất đơn giản, nếu bạn nhìn thấy mặt trên đỉnh có cường độ ánh sáng bằng với một trong 2 cạnh bên, đó là lúc bạn cần di chuyển nguồn sáng của mình.

02.   Dạng hình cầu.

Về cơ bản, dạng hình cầu của món ăn thường có độ cong đều và mượt. Hãy nhớ rằng bạn cần phải làm nổi bật sự cong khối này, vì thế, phương pháp tôi hay sử dụng đó chính là tạo độ chuyển đổi mềm mại của tone ánh sáng. Cách chuyển đổi rất đơn giản : Sáng - Tối - Sáng. Vô cùng đơn giản. hãy nhìn ví dụ dưới đây.

p7.jpg

Như bạn tập vẽ hình họa trong kiến trúc vậy. ( Hồi còn học thi kiến trúc tôi thường xuyên phải tiếp xúc với việc đánh khối và tạo hình bằng chì như này, vô cùng nhọc luôn! )

03.   Dạng hình trụ.

Chúng ta có thể bắt gặp hình trụ này khá nhiều. Chai bia, Cốc nước, đồ hộp, … Nhìn chung, cách thể hiện shape với khối trụ tương tự như khối cầu, chỉ khác bạn cần có them 1 mặt phẳng tròn ở trên đỉnh. Mặt phẳng này sáng nhất, sau đó đến mặt cầu dưới với công thức Sáng - Tối - Sáng,… Vô cùng đơn giản! 

Hình ảnh : Press Club Hanoi

Hình ảnh : Press Club Hanoi

04.   Dạng mặt phẳng.

Pancake, pizza, xôi rán,… vô cùng nhiều các món ăn dưới dạng mặt phẳng. Mặt phẳng này thì chả cố định hình dạng chính xác như thế nào. Vậy nên làm thế nào để nổi bật khối bây giờ? Với tôi, khi gặp trường hợp như này, ánh sáng phù hợp nhất chính là thứ ánh sáng đặt ở vị trí để làm nổi bật nhất texture của mặt phẳng. Nhìn vào mặt phẳng đó, sau đó di chuyển đèn, trái phải lên xuống tùy thích, miễn sang mặt phẳng đó nổi bật texture nhất. Tôi sẽ nói về vấn đề này kĩ hơp trong blog về ánh sáng trong texture nhé.

Pancake là một dạng hình khối phẳng. 

Pancake là một dạng hình khối phẳng. 


Gặp quả Shape như này thì cũng tắt điện! -_-

Gặp quả Shape như này thì cũng tắt điện! -_-


Nhưng đời không như là mơ. Sự thật là bạn sẽ chả mấy khi được chụp với một và chỉ một dạng hình khối của sản phẩm đâu. Sẽ là 3, 4 thứ hình khối kết hợp với nhau. Bánh có thể đặt lên một chiếc đĩa tròn, pancake thì lại có them ít xúc xích và quả trứng hình cầu trên đỉnh,… vô số trường hợp cần xử lí trừ khi bạn chụp trong điều kiện lí tưởng ( chụp ở nhà, bỏ tiền ra tự chụp,… không được tiền công ). Thế mới éo le!

Cách xử lí lúc này là chính - phụ. Cái nào chính, cái nào hút mắt, cái nào them ăn nhất,… hãy chú ý đến nó và đặt ánh sáng để làm nổi bật nó trước tiên sau đó hãy đến các thứ xung quanh. Đơn giản, hiệu quả. Vậy thôi! 

 


Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc, hẹn gặp lại các bạn vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Chúc các bạn ngủ ngon không quên bonus thêm ít xúc tác tạo enzim buổi tối! 

Món Hà Nội vẫn là ngon nhất quả đất! 

Món Hà Nội vẫn là ngon nhất quả đất!