Dưới 4 triệu đồng, cách Đức build một bộ set-up lighting cực ổn với ánh sáng trời.

Tiêu đề 2-01.png

(*)Nếu bạn là người đọc nhiều Blog của Đức từ trước tới nay thì có thể bỏ qua Blog này. Blog này như một Highlight có chọn lọc lại những thiết bị Đức thường xuyên sử dụng dưới dạng đơn giản, dễ dùng dành cho những Food Photographer tương lai.

4 triệu ở Việt Nam làm được gì nhỉ?

4 triệu cho một chiếc điện thoại mới?

Đức nhớ cái hồi mới mua điện thoại Iphone 6s cách đây 4 năm có giá 9tr. Giờ vẫn xài êm ru mà Iphone đời mới đã lên gần 30tr. Tiền điện thoại thì tăng vèo vèo mà tiền chụp hình lại cứ “discount thêm cho mình!???”.

Thiết nghĩ có nên tăng giá chụp hình?



4 triệu cho một đôi giày mới?

Là thành viên của hội ít tiền nhưng mê giày, với Đức 4 triệu là hơi quá tay cho một đôi giày. Đức là Fan trung thành của Onitsuka Tiger, tạm gọi là “Thượng Đình Nhật Bản”. Đôi hay mang thường xuyên nhất là Mexico 66 với giá Store mới mở ở Takashimaya là 3 triệu 2. Nghĩ cũng mắc ấy mà đi tới đâu vẫn bị “ngờ ngợ” là đôi giày Việt Nam quốc dân Thượng Đình.

Nghĩ mà ló chán.

Thượng Đình Nhật Bản!???"

Thượng Đình Nhật Bản!???"

Tuy nhiên, với 4 triệu, Đức vẫn có được 1 bộ thiết bị chụp ảnh ẩm thực nho nhỏ, vẫn kiếm được những job to to, ngon lành.

Set thiết bị dành cho các member mới ngấp nghé, ngâm nghe đam mê nhiếp ảnh ẩm thực mà nhìn mấy anh đi trước cứ dàn máy này, bộ đèn kia,… lại sợ sệt, do dự mà tặc lưỡi :”Tao nhìn bức hình nó chụp thôi mà thấy toàn tiền với tiền thiết bị không rồi.”

Vậy với giá tiền của một lần lên bar, dăm ba chai cồn xót ruột, hay một bữa ăn hàng cho cô nàng mới quen này, bạn có thể làm được gì với Food Photography, cùng đọc Blog này nhé!

Vậy 4 triệu thì sắm được gì trong Food Photography?

 

 

Đầu tiên, hãy nhìn những bức hình sau.

Đây là những bức hình được Đức chụp trong những ngày đầu với Food Photography. Thời điểm đó, Đức chỉ sử dụng ánh sáng trời, không biết dùng đèn chụp, hoàn toàn mù tịt về ánh sáng nhân tạo.

Quả thật, với Đức ánh sáng trời là ánh sáng đẹp nhất cho mọi loại nhiếp ảnh ẩm thực nếu bạn có thể bỏ ống nó, cất đi và mai chụp lại đem ra xài tiếp.

Tất cả những bức hình trên đây, đều được Đức chụp bằng một set up ánh sáng dưới 4 triệu đồng. Trông cũng ổn áp nhỉ? Sơ đồ bộ set-up như sau.

IMG_1345.JPG

Số 1. Một tấm bảng, một tấm bàn, một mặt phẳng,…

Bạn có thể dùng bất cứ từ gì để miêu tả cho tấm bảng này.

Đại khái, nó là một mặt phẳng trơn, có màu hoặc chất liệu đặc biệt (xi măng, gỗ, giấy,…) dùng để đặt đồ ăn lên đó. Mặt phẳng này rất quan trọng, bởi lẽ một tấm hình Food đẹp phụ thuộc 30% vào cái bề mặt nó đặt lên. Vì thế hãy yêu nó dần đi là vừa.

Những ngày đầu, Đức rất khó để kiếm được những mặt phẳng ưng ý. Rong ruổi những khu chợ cũ, những xưởng gỗ, thậm chí là … bãi phế liệu nhằm kiếm cho bằng được dăm ba tấm background ok. Thông thường lần nào cũng không ok như mình tính toán.

Sau này thì chuyển qua tự làm background bằng xi măng, màu và cọ,… giống như thời ngày xưa đi học Kiến Trúc. Vì thế, tấm bảng này thường được Đức mua ở những hàng hoạ phẩm gần khu Kiến Trúc, MTCN,… Giá khoảng 150k cho một cái phản như vầy cũng ok.

Screen Shot 2019-12-08 at 5.54.57 PM.png

Số 2 : Combo Giấy Formex + Kẹp nhựa.

Hắt sáng Đức luôn xài giấy Formex ( Phooc mếch) dày chừng 3mm. 

Tại sao nên dùng giấy Formex?

Combo giấy Formex + Kẹp = Hắt sáng.

Combo giấy Formex + Kẹp = Hắt sáng.

Đơn giản vì nó “mềm”.

Ánh sáng phản lại từ giấy Formex được tản đi rất mềm, mê, có cường độ sáng thấp hơn ánh sáng chính, cho cảm giác về khối đồ ăn tốt hơn mà không bị fake. (Cái fake này nhìn thấy rất rõ nếu bạn chụp 2 đèn ở 2 phía khác nhau cho 1 món ăn)

Giấy formex mua ở đâu.?

Hoạ phẩm everywhere. Giá bằng 2 cốc trà đá cộng lại 8k.

Tý Phước - Đối diện Đh Kiến Trúc HCM - người bạn của mỗi Food Photographer nhà nghèo… Ảnh : Đăng Khoa.

Tý Phước - Đối diện Đh Kiến Trúc HCM - người bạn của mỗi Food Photographer nhà nghèo… Ảnh : Đăng Khoa.

Số 03. Hai cái thang.

Nếu không muốn bị còng lưng chống gậy trước tuổi hay thoái hoá đốt sống lưng thì theo Đức hãy sắm ngay cho mình đôi thang cao 50cm nhỏ xinh tại các cửa hàng vật liệu xây dựng.

Đôi thang + Cái bảng ra 1 combo bàn chụp cực ổn và đơn giản.

Đôi thang 300k x 2 = 600k sẽ tiết kiệm cho bạn hàng chục triệu chữa bệnh lý ở lưng do nghề nghiệp đem lại. Food Stylist sẽ rất biết ơn bạn nếu cả hai không phải quỳ gối, chống lưng, lê lết dưới sàn nhà do đặt set quá thấp.

Nhược điểm duy nhất của cặp đôi này là hơi ọp ẹp, dễ bị xê dịch. Vì thế, hãy nhớ tay chân đừng có động tác thừa trong lúc On-set như Tiến Dũng kẻo lại phải ôm bóng mà ân hận nhé.

(*) Nâng set lên cao hơn chút xíu cũng khiến BTS của bạn trông chuyên nghiệp hơn đó.

Bộ đôi thang 50cm = 600k.

Bộ đôi thang 50cm = 600k.

Số 04. Giấy can.

Vẫn đang ở cửa hàng hoạ phẩm, nhớ nhắn nhủ chị bán hàng lấy dùm 5m giấy can khổ A0 và cô ấy sẽ rất vui kèm đôi phần thắc mắc khó tả:”Sinh viên gì mà vẽ lắm vậy ta???”.

Sau nhiều năm, Đức vẫn nhận thấy rằng, giấy can là vật liệu tản sáng cực tốt nếu so sánh giá tiền và chất lượng mà nó mang lại. Bản thân Đức vẫn ưa thích giấy can và chắc chắn sẽ có bài Blog :”Tại sao Đức vẫn chọn giấy can thay cho tấm Tracing paper đắt đỏ.”

Hãy mua lấy 5m với giá 100k, nhớ xin cô 1 cuốn bìa carton để cuộn lại đỡ bị nhàu.

Yên tâm bạn sẽ biết ơn Đức về điều này!

Số 05. C-Stand

Có giấy thì phải có giá để treo. 

Đây có lẽ là món đồ mắc nhất trong set này của Đức. Tuy nhiên nếu xét về tuổi thọ sử dụng có phần “bất Tử” thì giá này cực ok và đem lại nhiều tác dụng.

C-stand + Giấy can sẽ ra combo kiểu thế này!?

IMG_1302.JPG

Vậy là chúng ta đã có một tấm Diffusion cực ổn rồi. 

Bạn cũng có thể sử dụng bất kì thanh treo nào khác nhằm cố định Giấy Can. Tuy nhiên, C-Stand vẫn là rất tuyệt cho một lần đầu tư dài hạn. Giá một chiếc C-Stand dao động từ 2500k trở lên.

Mua C-Stand ở đâu?


 

Tổng quan set đồ dưới 4 triệu của Đức :

254EA2F2-D6D7-41C5-87AE-AF184B76E7A4.JPG

Hãy bê nguyên set này tới cửa sổ gần nhất của nhà bạn, đọc lại bài Blog Naturalogy của Đức về sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sau đó, hãy sắp đặt dăm ba cái bánh gừng vào, nhấc điện thoại ip6s của bạn lên và chụp.

Hãy thử thêm với nhiều món ăn nữa, thử với máy ảnh và luyện tập hằng ngày nhé.

459407FE-D145-4F87-AA21-49626289A7CD.JPG

Vậy nếu mua thiết bị sịn thì sao?

Không phải Đức không tán thành việc sử dụng thiết bị mắc tiền và chuyên nghiệp hơn. Việc sử dụng thiết bị sịn của những brand lớn sẽ giúp làm tăng hiệu suất của công việc cũng như sự trơn tru trong quá trình làm việc.

Ví dụ như có lần Đức dùng một chiếc C-Stand rẻ tiền, các khớp đóng mở rất cứng và khó chịu. Mỗi lần On-set tốn rất nhiều sức lực để tháo mở, di chuyển một chiếc C-Stand. Rõ ràng đồ sịn giải quyết vấn đề này rất nhanh. Và đúng là sau khi dùng đồ sịn thì rất ngại quay trở lại dùng đạo cụ tự chế.

Tuy nhiên không phải vì thế mà các nhiếp ảnh gia lao vào “chạy đua vũ trang”. Đức không tán thành việc “chạy đua vũ trang” chỉ để thỏa mãn việc tò mò với món đồ mới. Sự háo hức và sung sướng đến từ những món đồ mới mua sẽ ra đi rất nhanh giống như cách đến và đọng lại sau cùng là những hóa đơn và những khoản nợ cần thanh toán sau những lần Shopping quá tay.

Việc đó không phải là kinh doanh. Việc đó giết chết sự kinh doanh.

Vì thế, lời khuyên của Đức là hãy bắt đầu từ những đạo cụ nhỏ, dễ dùng, đơn giản và phù hợp với khả năng tài chính. Sau khi dùng một thời gian, đã quen với thiết bị, nhận thấy được sự hạn chế, thì lúc này bạn mới nên bắt đầu với bài Blog tiếp theo của Đức ví dụ như : “Có trong tay 40 triệu thi mua thiết bị gì? Có trong tay 400 triệu có đủ để tiêu xài trong Food Photography không?”… vân vân và mây mây…

Sau cùng, hãy là nhiếp ảnh gia vừa thông minh, vừa thông thái.

2A12EB29-9D0C-4790-AD27-BD35EA1FD687.JPG
duc bui8 Comments