Cân bằng giữa Thương mại và Nghệ thuật trong Nhiếp ảnh Ẩm thực.

Tiêu đề 2-01.png

“Chúng ta không làm nghệ thuật! Chúng ta kinh doanh nghệ thuật!”

Đó là lời của Meo Thùy Dương – người đồng hành sáng lập Deto Concept , nhắc nhở tôi mỗi khi tôi sa đà vào Concept Art rườm rà, lan man và không đi đến kết quả.

Câu nói dõng dạc, đanh thép và cứng rắn của Dương là kết quả của những cuộc tranh luận dài hơi căng thẳng không có hồi kết thúc. Cái tôi về nghệ thuật của mỗi người là khác nhau, để trung hòa nó cần có một khẩu hiệu, một sứ mệnh.

Đó là câu nói tôi luôn khắc cốt ghi tâm trong suốt ba năm làm Nhiếp ảnh Ẩm thực của mình.

Screen Shot 2019-05-26 at 10.16.10 PM.png

Đã có bao giờ bạn chụp một tấm hình món ăn đẹp mê hồn mê li, với bố cục chặt chẽ đầy đủ, với ánh sáng che chắn phức tạp và bàn tay người mẫu đặt xuất thần trong một khoảnh khắc đậm chất phim ảnh hay chưa.!?

Bạn nghĩ rằng :”Trời đất! Khách hàng của tôi sẽ phát điên khi nhìn thấy tấm này mất.” Tay bạn bấm chụp, mắt bạn hấp háy còn bộ não thì nảy ra đầy những hi vọng về một tương lai tươi sáng với các hợp đồng tiếp theo lần lượt sẽ được kí. Đang sống trong ảo mộng tuyệt vời thì ngay lập tức bạn bị kéo tụt xuống hố đen vũ trụ khi khách hàng lắc đầu phàn nàn :”Rườm rà quá em ơi, món ăn chả nổi bật gì cả!? Em làm lại cho chị nha!?”

Làm sao giờ!? Chả nhẽ bỏ nghề!???

Đó là một trong một ngàn những câu chuyện bi hài đan xen về cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật. Và người thiệt thòi nhất luôn là Food Studio. Khi sức lực chẳng còn, thời gian thuê studio sắp hết, đám nguyên liệu đã đến lúc xuống màu còn bạn thì vẫn đang ngồi loay hoay với option thứ 15 của cọng ngò nằm trên bát mỳ tôm sao cho nghệ thuật.

Cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật luôn là đích đến, là sự trăn trở, là niềm sung sướng cũng như nỗi buồn của bất kì loại nhiếp ảnh nào không riêng gì Food Photography.

Ai trong chúng ta, những người làm nhiếp ảnh ngoài kia cũng mong muốn tạo ra, chụp được những bức ảnh xuất thần, đậm chất nghệ thuật, đep miên man mê hồn và bán được rất nhiều tiền từ nó. Tôi hay nói vui rằng, muốn được như vậy bạn phải sống trong môi trường lí tưởng giống mấy bài tập Vật lý cấp 3. Khi môi trường là không có ma sát, là không có lực nghỉ, chỉ có vận tốc và thời gian là bạn tính ra được quãng đường. Nhưng đời thì không như Vật lý cấp 3.

Vậy làm thế nào để cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật trong Food photography!?

Trước tiên, hãy cùng với tôi ngồi đây với nhau, ngân nga đôi ba câu chữ và cùng tìm hiểu :”Thế nào là thương mại!? Thế nào là nghệ thuật trong Food Photography!?”

54FD894F-13E2-4CED-B57F-F66D33CA026B.JPG

Phần 1 : Thế nào là thương mại!?

Ẩm Thực là một sự phồn thực.

Có cái gì liên quan đến dạ dày và cái miệng mà đem lại suy nghĩ thanh tao, đẹp đẽ, mĩ miều hay không!?

Khi nói đếm ẩm thực, cá nhân tôi hay hình dung ngay đến món Steak mọng đỏ, medium- rare đang ẩm ướt từ bên trong, sexy khó cưỡng, thơm lên từng mùi khói mốc từ gỗ sồi nướng,…chỉ trực chờ người thưởng thức xắn một miếng thật sâu, cắn ngập cái hương vị ấy để nó dàn dụa, nó nồng nàn trong cả khuông miệng và bộ răng.

Đôi khi, tôi lại nghĩ đến bún đậu mắm tôm, với vàng ruộm đậu chiên ngập dầu, với giòn dai chả cốm, xanh xanh đám rau ăn kèm và nồng nàn quốc túy mùi mắm tôm.

Đó là cảm giác thèm ăn.

Cảm giác thèm ăn nó khiến con người ta có động lực, có khả năng rút ví để chi trả cho cái khoảnh khắc ngắn ngủi 2 tiếng của cuộc đời cho một món gan ngỗng áp chảo sốt chanh leo.

… 

C396CEBC-3953-43FB-B350-BE232BD0BB20.JPG

Người ta yêu nhau cũng vì ăn, giận nhau cũng vì ăn, đánh nhau cũng vì ăn. Miếng ăn đôi khi là miếng nhục nhưng người ta vẫn ăn.

Chỉ cần được ăn ngon là thấy hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì làm gì còn chiến tranh.

Có hay chăng nên treo giải Nobel hòa bình cho Ẩm Thực!?

Việt nam đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh.

Từ thuở dép lào cao su Cụ Hồ sẻ núi vượt Trường Sơn, đến Sneaker hầm bố bố cháu Balenciaga. Từ thuở cơm độn sắn độn mỳ, đến thời kì trứng cá tầm, gan ngỗng, nấm truffle ngập tràn trên bàn tiệc. Sự phát triển nhanh chóng khiến con người chuyển từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp. Chính vì thế, ăn ngon giờ là một đích đến của những người làm ẩm thực.

Có ngon người ta mới đến, có ngon mới giữ chân thực khách, có ngon người ta mới móc hầu bao, mới rút ví để chi trả cho lần 2, lần 3, lần 4… Sự tồn tại của một nhà hàng nằm cốt lõi vẫn là gu ẩm thực. Chuyện ngon đã trở thành một cột mốc sống còn.

Hãy cứ nhìn bún ngan Nhàn Hà Nội mà xem, có biết bao nhiêu người đã nghe chửi, nghe những sự xéo xắt và phong cách phục vụ nổi tiếng trong giới mộ điệu của bà Nhàn nhưng vẫn kiếm cho kì được một chỗ đứng trong hàng dài người đang xếp hàng chỉ bởi vì miếng ngan chặt to và dày miếng đã mồm hơn chỗ khác.

Bạn thấy không!? Ngon là vua.

00704DC9-F981-4D55-A205-B22D8BD26FD7.JPG

Mở rộng ra với người làm hình ảnh ẩm thực như chúng ta.

Suy cho cùng, cuộc chơi hình ảnh bây giờ không chỉ làm hài lòng khách hàng (là chủ nhà hàng, chủ thương hiệu) mà còn làm hài lòng khách hàng của khách hàng nữa. (là người tiêu dùng). Vì thế, việc ngon, rộng ra là ngon mắt cần được đặt lên hàng đầu để đảm bảo tính thương mại.

Muốn như vậy, trước tiên, một người làm hình ảnh ẩm thực chắc chắn phải làm món ăn ngon mắt nhất, gợi được cảm giác thèm ăn nhất.

“Người làm ẩm thực chắc chắn phải làm món ăn ngon mắt nhất, gợi được cảm giác thèm ăn nhất.”

11.jpeg

Khi nhận một đề bài xây dựng hình ảnh cho một món ăn, bằng hết khả năng, kĩ thuật, khối óc và bàn tay khéo léo, chúng tôi cần phải làm món ăn trông đã nhất. Nó phải đẹp nhất trong thời điểm nguyên liệu mãn nhãn nhất.

Không những thế, nó còn gợi nên cảm giác thèm ăn, khơi gợi những điểm kích thích vị giác như trứng chảy, steak mọng đỏ hay cà chua béo mầm. Tất cả những công việc đó phải nhằm mục đích người xem cảm thấy ngon ngay khi nhìn vào bức hình. Không cần biết phải làm thế nào nhưng đảm bảo tính ngon mắt của món ăn chính là đỉnh cao nhất của Thương mại trong nhiếp ảnh ẩm thực.

 "Đảm bảo tính ngon mắt của món ăn chính là đỉnh cao nhất của Thương mại trong nhiếp ảnh ẩm thực.”

Trau dồi kĩ thuật styling và kĩ thuật ánh sáng chính là chìa khóa để mở ra chiếc hộp Pandora bí ẩn về Thương mại này.

Có quá nhiều điều cần học và trau dồi.

Tôi muốn miếng steak medium-rare đúng nghĩa, tôi cần có kĩ thuật cầm lửa món ăn, kĩ thuật dùng bình khò làm cháy cạnh steak hay kĩ thuật tạo vạch cháy bằng thanh sắt. Ít nhất, bạn cũng cần có kĩ thuật photoshop “làm hồng” thần thánh nếu có lỡ chăng Food stylist quá tay trong lúc bận bấm điện thoại.

Ánh sáng cũng quan trọng không kém khi bạn phải dùng ánh sáng backlight vừa đủ để miếng thịt gợi phần texture nhưng không quên ánh sáng filllight vào phần hồng hào hấp dẫn…

Quá nhiều kĩ thuật cần phải trau đồi để nhằm mục đích làm món ăn trông ngon mắt nhất có thể.

IMG_4600.JPG

Việc đó thì đầu bếp làm chứ Food Stylist chúng tôi cần gì phải học!?

Cũng có ý đúng.

Nhưng bạn đừng nói câu đấy trong giờ on-set nếu không muốn quay phải ô mất lượt trong trò chơi này nhé.

Việc thống nhất giữa Food photographer, Food stylist và Chef trong buổi shooting là điều cần phải làm nhuần nhuyễn. Bởi lẽ, Chef sẽ làm món ăn phải ăn được còn bạn chỉ cần món ăn đẹp hoàn hảo nhất trong hình hài vốn có của nó.

Một sự hoàn hảo có sắp đặt.

Vậy nên, những buổi họp đầu tiên, những cái note hay những trao đổi về nguyên liệu, cách chế biết là cực kì cần thiết trước buổi chụp để đưa ra sản phẩm Ngon mắt nhất.

Suy cho cùng, bạn cũng đâu mong muốn chiến tranh lạnh giữa Food Sudio và đội ngũ Chef nhà hàng đúng không!?

Vậy hãy làm ngay đi nào.

Hình chụp chung giữa tôi, Dương và Chef Baptique của Press Club Hanoi.

Hình chụp chung giữa tôi, Dương và Chef Baptique của Press Club Hanoi.

(*) Chốt :

- Đảm bảo tính ngon mắt và thèm ăn của món ăn chính là đỉnh cao nhất của Thương mại trong nhiếp ảnh ẩm thực.

- Trau dồ mọi kĩ năng từ Food photography và Food styling để làm món ăn trông ngon mắt nhất chính là chìa khóa để khách hàng bạn hài lòng, khách hàng của khách hàng móc hầu bao trả tiền cho món ăn và bạn thì có thêm các khoản hợp đồng 2, 3 , 4 trong tương lai.

Kết thúc phần 01.

Ở phần 2, tôi sẽ cùng bạn phân tích tính Nghệ Thuật, làm cách nào để cân bằng Nghệ Thuật và Thương mại trong nhiếp ảnh ẩm thực nhé.

Chúc bạn tối chủ nhật vui vẻ. Thấy hay hãy share Blog này để tôi có động lực cho các Blog Phần 2, Phần 3, Phần 4 tiếp nhé.

Hay thì tiếc nhau gì một share! Bạn nhỉ!?

duc buiComment