Chụp food thì nên có đổ bóng hay không nên?

Tiêu đề 2-01.png

"Chụp food thì nên có đổ bóng hay không nên?

 Nếu có đổ bóng thì như thế nào nhìn nó không bị tối với lộn xộn ạ?"

Có rất nhiều câu hỏi tôi nhận được từ ngày viết Blog đến nay đề cập về vấn đề bóng đổ (Shadow) của đồ ăn.

Shadow dường như là nỗi ảm ảnh không tên nhưng âm ỉ đang đè nặng những con tim và khối óc của Food Photographer. Cuộc hành trình không có hồi kết trong việc diệt trừ cái thứ “ma thuật hắc ám” sẽ dai dẳng từ lúc bắt đầu đến cả lúc bạn đã thành thạo nhất.

Thật sự tôi cũng mang nỗi sợ y chang như các bạn khi mới bắt đầu. Tôi loay hoay đi tìm câu trả lời cho việc :

”Mục đích đến thế giới của đám Shadow này là gì!?” 

Liệu rằng, trong nhiếp ảnh ẩm thực, shadow có cần thiết!?”

BB480325-2362-45C2-94E9-C5CA8B383278.JPG

 Tôi bước từ tốn và chậm rãi trên con đường bê tông rợp màu đỏ của đèn lồng, hoa giấy, những ngôi nhà cũ, con hẻm sâu và bức tường vàng quen thuộc nơi hữu tình xanh trong Hội An.

Tôi nhận ra ánh nắng thật tuyệt vời! Nơi đây ánh sáng mặt trời như vàng hơn và ấm hơn. Dưới tán cây hoa giấy, những chiếc bóng đổ dài lên bức tường vàng khẽ rung lên qua những đợt gió xào xạc tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh trở nên thơ mộng bình yên đến nao lòng.

Không biết thi ca, nhạc họa, nghệ thuật đã tốn biết bao nhiêu shot hình, giấy mực, ngòi bút để miêu tả cái thời gian quá đỗi mơ mộng này.

 Và bạn nhận ra gì không!?

Shadow bây giờ thật tuyệt! Shadow đến với thế giới một lẽ tự nhiên làm cho bức tranh phong cảnh trở nên thật thanh bình.

5CD6980F-3527-4EB6-AAB2-165DAC2AAA77.JPG

Lan man đôi lời dài lâu tôi đi đến kết luận :

Shadow là điều cần có và nên là bắt buộc trong Editorial Food Photography.

Shadow đem đến cảm giác chân thật nhất, dịu dàng nhất, tự nhiên nhất. Mà cái gì chân thật nhất sẽ luôn đem đến cảm giác vị giác tốt nhất.

Hãy yêu nó đi!

Nhưng yêu nó bằng cách nào cho trọn vẹn đôi bên!?

Nếu không bỏ nó được hãy tìm cách thuần hóa nó.

Trong một số trường hợp, sử dụng shadow linh hoạt cũng sẽ làm bức hình trở nên nghệ thuật và “cool” hơn. Dưới đây là một số cách tôi hay sử dụng nhằm giảm bớt, loại trừ, tái định hình lại shadow của món ăn.

Hành trình đi kiểm soát thứ “ma thuật hắc ám” này xin phép được bắt đầu.

IMG_2009.jpg

Hôm nay, tôi mua vài trái khổ qua ở chợ Thảo Điền với mục đích cho “khổ mau qua”, job mau tới sau vài tuần ế show có đôi phần “đóng mạng nhện”.

Em Trang ( Deto Food Stylist ‘s Assistant ) giúp tôi set up một layout chơi chơi thú vị như bên dưới, bằng một vài biện pháp nghiệp vụ tôi cho ra tấm hình cơ bản như sau :

2F32A2D3-AB61-420F-BC75-5090A0D51C21.JPG
IMG_2011.jpg

Diagram.

Sketch_Minh họa Blog.jpg

Tôi nhận thấy, shadow hiện tại đang thuần túy nhất.

DÀI và ĐEN.

Tôi có sử dụng black card để chắn sáng “có ý đồ” trong tấm hình nhằm tạo một vệt đen dài cho bức ảnh thêm phần bí ẩn.

Cách 01. “Bắn trần” cực mạnh

DETO5262.JPG

Tôi set up thêm một đèn bắn trần có độ tỏa lớn nhằm giảm bớt shadow từ phía trên xuống.

Hãy để ý, shadow dường như đã mờ dần và càng mờ hơn khi công suất đèn bắn trần mạnh hơn.

(*) Với cách sử dụng này, bạn nên chú ý đến chênh lệch công suất của hai đèn nhằm tạo nên sự cân bằng trong tấm hình.

Hãy chắc chắn rằng, trần nhà bạn màu trắng nhé!

Cách 02. Hắt sáng hoặc thêm đèn cực mạnh.

DETO5260.JPG
Sketch_Minh họa Blog2.jpg

Tôi hay sử dùng hắt sáng nhằm fill thêm một chút ánh sáng yếu ớt vào bề mặt tối đen của vật thể.

Thêm một đèn rõ ràng không phải là ý đồ hay trong ví dụ ở đây. Tuy nhiên tôi cũng nên liệt kê nhằm đưa ra cái nhìn khách quan hơn.

Trường hợp này tôi gần như rất ít sử dụng để tránh sự xung đột giữa hai đèn và phá vỡ nguyên tắc : “Mặt trời chỉ có một trên đời!”

Cách 03. Đèn cực cao.

DETO5278.JPG

Hãy tưởng tượng bạn đang đạp xe trên đường, giữa cái nắng oi ả tháng 6 lúc 12h trưa để về cho kịp bữa ăn mẹ nấu với canh cua rau đay và quả cà pháo trắng ởn vậy.

Bạn cảm thấy gì?

Shadow cực gắt, cứng nhưng lại rất ngắn và hầu như nằm dưới lớp bánh xe.

Áp dụng trường hợp đó, tôi nhận thấy đèn càng cao, bóng càng ngắn.

Vậy sao tôi không treo luôn đèn lên trần rọi xuống cho nhanh!? Việc quái gì phải set-up làm chi cho nó mệt!?

Uhm…

Đó là một ý kiến hay nhưng không nên dùng ở hành tinh này.

Hãy nhớ blog cũ, chỉ cần xê dịch ánh sáng chút xíu thôi cũng đủ làm bức hình đồ ăn của bạn trông bắt mắt hơn hẳn. Nó sẽ càng đẹp hơn nếu bạn đặt ánh sáng chuẩn nhất.

Bởi vậy, hãy khôn ngoan trong việc đặt chiều cao ánh sáng. Một Food Photographer càng giỏi là khi anh ta đặt ánh sáng chính (key light) càng chuẩn.

 

Cách 04. Diffusion cực dày.

DETO5287.JPG

Diffusion là gì?

Khỏi phải nói! Nó là cái miếng trắng lớn kia kìa.

IMG_4298.JPG

Mục đích của nó xuất hiện trên đời là “làm mềm cái đang cứng”. Ví dụ như nguồn sáng gắt gỏng kia.  

Bạn kiếm diffusion càng dày hoặc đặt càng gần vật thể sẽ làm shadow càng mềm, đôi khi mềm đến mức khó chịu.

Cách 05. Photoshop.

Cách này khỏi cần nói nhưng vẫn hữu dụng trong một số trường hợp client rất ghét cái bóng đen thùi lùi này mặc dù ban sáng đã confirm :”Em ơi chơi Hard Light cho chị nhé!”. 

Hãy bỏ toàn bộ vật thể ra và chụp cái nền trống không. Sau đó bạn về ghép lại chủ thể vào như chưa hề có shadow tồn tại.

Có đẹp không?! Đương nhiên không.

Khách hàng có trả tiền không? CÓ!!!

Vậy thì làm thôi!

(*)Lời khuyên của nhiếp ảnh gia ẩm thực :

  • Chắc chắn chụp hình ẩm thực cần phải có shadow.

  • Hãy sử dụng shadow một cách khôn ngoan trong các trường hợp cụ thể. Bí quá thì có thể đọc lại 5 cách bên trên bạn nhé.

Cuối cùng thì theo bạn, cách nào là tốt nhất!?

Untitled-1-02.PNG

Cuối bài khoe chút xíu một vài Postcard nằm trong dự án sách cookbook Eat Clean của Deto Concept.

99D7579E-F083-42E3-96C2-52456E40D89A.JPG
duc buiComment