Học gì để trở thành Food Photographer!? ( Tôi đã trở thành Food Photographer như thế nào!? ) - Phần 02

Tiêu đề 2-01.png

Phần 01 của Blog thành công ngoài mong đợi của tôi.

Thừa thắng xông lên, tôi viết thêm phần 02 khi nước còn đang sôi và lửa còn đang cháy.

Đọc lại phần 1 tại link này với 03 cột mốc đầu tiên :

Cột mốc số 1 : Học vẽ, hình họa và Graphic Design.

Cột mốc số 2 : Kiếm tiền từ Nhiếp ảnh.

Cột mốc số 3 : Bạn Đồng hành cùng học nhiếp ảnh Ẩm Thực. Teamwork.

Cột mốc số 4 : Bắt chước - Chụp , Chụp - Bắt chước.

Một sáng thứ 6 năm 2015, tôi và Dương bần thần nhìn nhau hồi lâu và thở dài rằng :”Chúng ta đang làm cái quái gì vậy?. Chúng ta phải làm cái gì đó mới lạ, chúng ta phải làm điều gì đó cho tuổi trẻ, sao không cùng nhau thử Food Photography!?”

 …

Bấy giờ, mỗi sáng tôi đều thức dậy với khuôn mặt mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng lẫn đẫn do thức đêm lâu ngày xem phim và chơi game. Dương thì đã chán nản với ngày làm việc hơn 10 tiếng, những cái logo và bộ brand bị “xù” tiền, ông sếp khó tính cục cằn, thô kệch hay chửi nhân viên thậm tệ như thói quen.

Công việc nhiếp ảnh và design đều không còn là niềm đam mê nữa. Sự chán nản và mất định hướng dường như đã đến đỉnh điểm.

Tuổi trẻ của cả hai sẽ cứ trôi một cách mệt mỏi và dông dài như vậy sao!?

Vậy là quyết định của cả 2 đã hình thành.

Chúng tôi sẽ đánh bạc lần này.

12307350_1172898656111389_8764177662976412462_o.jpg

Nhiều bạn trẻ hỏi tôi rằng :” Bấy giờ không có một trường lớp nào dạy Food Photography và Food Stylist, anh chị đã làm thế nào để học ạ!?”

Ban đầu, chúng tôi định hướng phong cách theo đuổi trên Pinterest.

Cứ đánh từ khóa Food Photohgraphy trên Pinterest sẽ thấy ngay cả triệu kết quả hình ảnh từ homecook đến nhà hàng, từ Editorial đến Commercial, từ Eat-clean đến eat-dirty…Vô cùng hấp dẫn và thú vị đối với người mới bắt đầu.

Cũng vì Pinterest cho quá nhiều kết quả với đủ các loại hình ảnh khác nhau như vậy rất khó để định hình một phong cách cố định. Vì thế, việc đầu tiên mà chúng tôi cần làm lúc này là ngồi lại với nhau và thống nhất phong cách nào mình theo đuổi.

Phong cách chúng tôi theo đuổi những ngày đầu tiên. Nguồn : Google.

Phong cách chúng tôi theo đuổi những ngày đầu tiên. Nguồn : Google.

Mất gần 2 tháng trời để chúng tôi có thể tìm thấy được chính xác định hướng nhiếp ảnh Food Photography của mình.

Chặng đường 4 tháng tiếp theo chính xác là Bắt chước - Chụp, Chụp - Bắt chước.

Tôi tìm kiếm và xem tất cả những hình ảnh phù hợp với phong cách của mình, sau đó save những hình ảnh này vào một thư mục ẩn sâu trong PC có tên : Must Try.

Must Try duy trì niềm đam mê nhiếp ảnh ẩm thực và sự khám phá của tôi bằng cách BẮT CHƯỚC GẦN GIỐNG tất cả những tấm hình trong thư mục này.

Ví dụ, tôi thích chụp trứng, tôi tìm một tấm hình chụp trứng đẹp nhất. Sau đó, chúng tôi sẽ mua nguyên liệu, tìm đạo cụ, chế biến, styling, sắp đặt,… sao cho giống nhất với bức hình đã tìm. 


Screen Shot 2019-04-23 at 3.34.45 PM.png

Tại sao lại là Bắt chước!?

Bắt chước đơn giản là cách tôi đi tìm lại chân lí của một bức ảnh ẩm thực.

Nó giống như việc bạn giải bài toán tìm X ngày xưa đi học vậy. X là một ẩn số. Người làm toán phải vận dụng tất cả những định lí, công thức, đẳng thức, đạo hàm, tích phân,… để tìm cho bằng được cái X đó.

Tìm được rồi thì sướng vô cùng.

Đông lực vù vù để đi tìm Y, tìm Z, tìm N,… hay chứng minh cả một định lí.

Vô cùng thú vị.

Tôi không khuyến khích một Food Photographer bây giờ đi học và trói buộc mình vào phong cách của một nhiếp ảnh gia cố định nào đó. Khi đã làm như vậy, việc tìm tòi dần trở nên quá dễ dàng, dần dần đánh mất khả năng tự sáng tạo.

Tôi đánh giá cao sự tự học hơn.

IMG_8218.jpg

Học gì !?

  • Thống nhất phong cách Food Photography mình yêu thích nhất và thu thập thật nhiều hình ảnh đẹp vào thư mục Must Try.

  • Bắt chước - Chụp hình theo phong cách đã chọn để tìm ra chân lí Food Photography của chính mình.

  • Ấy mà đừng dại dột post những tấm hình Bắt chước này lên mạng xã hội và nhận rằng đây là sản phẩm của bản thân. Cộng đồng sáng tạo và người làm nghề chân chính sẽ không thích điều đó đâu bạn à. Hãy giữ nó thật sâu trong bộ não, trong kĩ năng cá nhân thôi nhé! Nó như một bài tập mà bạn cần làm để nâng cao tay nghề và dành tay nghề đó cho những project tiếp theo.

Cột mốc 05 : Show Your Work.

Đôi lúc nhìn lại những Project ấn tượng đã qua, tôi và Dương thỉnh thoảng nhìn nhau, tặc lưỡi cười cười :”Sao đợt đó chúng mình liều thế nhỉ?”.

Liều thật sự.

Có Project Commercial trước giờ shooting 02 tiếng tôi vẫn đang research cách chụp hắt nước sao cho đúng hay Dương chạy vạy khắp nơi để mượn cho bằng được chiếc trigger chụp High speed….

Có những Project chụp nhà hàng hạng sang với đủ các thứ nguyên liệu xa xỉ, nội thất trang trí đắt tiền,… mà cả đời tôi chưa một lần chạm tới hay mơ có cơ hội được thưởng thức vào thời điểm đó.

Cậu sinh viên trẻ với đồng lương ít ỏi thì lấy đâu ra cái gan để đi thưởng thức một món ăn mà hết luôn cả tiền lương 1 tháng của cậu!?

Chúng tôi thay đổi qua từng Project của khách hàng. Coi nó như một phần của Project cá nhân để hoàn thiện với 100% sự sáng tạo và cảm hứng của bản thân.

Bấy giờ, với mỗi Project, chúng tôi lại post đầy đủ lên facebook. Chúng tôi không ngại bị chê, không ngại xấu, không ngại bị ghen tị. Chúng tôi post rất nhiều, từ hậu trường đến sản phẩm cuối cùng.

Chúng tôi Show my work hằng ngày một cách điên dồ.

Screen Shot 2019-04-23 at 4.06.29 PM.png


Tại sao phải Show your work?

Nhiều bạn trẻ làm xong sản phẩm nhưng chỉ vì ngại sự bình luận hay góp ý từ mọi người mà không dám chia sẻ.

Hãy phá bỏ sự ngại ngùng và show ngay một vài hình ảnh đi nào! Bởi lẽ việc show your work là một cách tiếp lửa cho chính bạn và niềm đam mê của bạn. Đánh động cho người xem về sự tồn tại của một thế lực ngầm đang nổi và sắp nổi trong ngành ẩm thực đó là chính bạn.

Quan trọng là phải post. Phải hét lên, phải show lên cho bàn dân thiên hạ biết chính xác bản thân đang làm gì. Từ đó, tiếng lành đồn xa, bạn sẽ càng được mọi người để ý, công nhận, hình thành bản sắc cá nhân riêng không trộn lẫn.

Tinh thần nghiệp dư của những tay mơ đôi khi lại truyền lửa đến mức khó tin cho những người đã thành công bây giờ, khiến họ bật cười vì sự ngô nghê nhưng lại thu hút cho sự chú ý.

Học gì!?

  • Đọc lại blog Show Your Work của tôi dưới đây mà show ngay mấy hình ảnh đẹp đẽ gần nhất mà bạn chụp.

  • Mỗi khi Show your work bạn hãy trả lời thêm câu hỏi :”Post cái này lên thì có thú vị không nhỉ!?”.

14729340_1388892274512025_8194542702428548222_n.jpg

Cột  mốc 06 : Đàm phán.

Dương hay nói với tôi rằng :” Chúng ta làm kinh doanh nghệ thuật, chúng ta không phải nghệ sĩ.”.

Điều đó đúng.

Screen Shot 2019-04-23 at 4.11.34 PM.png

Có quá nhiều câu trả lời cho việc làm nghệ thuật cũng cần ăn uống, sinh hoạt và cần tiền như bình thường. Tôi làm nghệ thuật vừa vì đam mê vừa vì tiền. Ban đầu cũng vì tiền mà tôi tìm đến Food Photography. Tôi mong muốn có một thu nhập khá khẩm hơn trong ngành nhiếp ảnh.

Việc kinh doanh sẽ gần liền với khách hàng.

Vừa chiều khách hàng, vừa tạo ra được sản phẩm ưng ý đó chính là sự cân bằng giữa Nghệ thuật và Thương mại. Khách hàng trả tiền để bạn làm hài lòng họ, bạn làm vì vừa hài lòng khách, vừa hài lòng bản thân. Rất khó.

Tôi và Dương đã phải tự học cách thỏa hiệp cho chính những Project của mình. Hay nói cách khác, tự học cách đàm phán.

… 

Đàm phán quan trọng.

Có những Project, khách hàng muốn 1 nhưng vì đàm phán thành công, chúng tôi kí thêm 2, 3, 4,…

Học đàm phán ở đâu!?

Chúng tôi tự trau dồi kinh nghiệm qua những lần present với những khách hàng từ nhỏ tới lớn. Ăn nói lưu loát, chuẩn bị kĩ càng, thở sâu hít lâu là cách để tự tin hơn trong đàm phán.

Những lần đầu đàm phán với khách hàng lớn rất khó bởi cả 2 làm gì có kinh nghiệm trong chuyện ăn nói. Kiến thức không đủ lâu và sâu làm sao dám nói lại những người đã hơn chục năm trong ngành ẩm thực. Nói sai là đi bụi cả đám. 

Có lần Present với một nhà hàng sang trọng ở Hà Nội, Dương đã suýt khóc khi áp lực. Cách nói chuyện và kiến thức của khách hàng ở đẳng cấp rất khác so với 2 đứa loi choi mới vào nghề mấy tháng.

Nhưng có lần đầu rồi có lần sau.

Cho đến giờ, khách hàng này vẫn là đối tác thường Quý với Deto Concept với những lần hợp tác cực tốt đẹp và vui vẻ.

Học đảm phán ở đây!

Screen Shot 2019-04-23 at 4.12.05 PM.png

 

Cốt mốc 7 : Tập trung – Táo Bạo.

Chắc tôi đã quá nhiều lần viết về Tập trung. Lần này tôi viết về Táo Bạo.

Học cách táo bạo trong nhiếp ảnh ẩm thực đơn giản là cách vượt qua sự an toàn và dám thử những cái cực mới.

Táo bạo còn ở cách dám đứng lên bày tỏ ý tưởng của mình trước hội đồng khách hàng.

Táo bạo trong việc đi ngược những direction thường thấy để khợi động một hình ảnh mới cho nhãn hàng.

Táo bạo trong cách dám mưu cầu sự giúp đỡ và giúp đỡ.

Tôi vẫn nhớ, Táo bạo đã quan trọng như thế nào trong việc giúp tôi trở thành Food Photographer.

23117031_10154934134615598_4129494711605210410_o.jpg

… 

Đó là một ngày tháng 9/2015, lúc này tôi đang đi tìm quy luật ánh sáng trong nhiếp ảnh ẩm thực. Tôi đăng rất nhiều hình ảnh tập luyện và sản phẩm.

Tôi follow một người anh gạo cội trong giới nhiếp ảnh tĩnh vật qua lời giới thiệu của Dương – anh Monkey Minh.

Tôi hâm mộ anh Minh thật sự và thường Bắt chước những sản phẩm của anh để phân tích như bên trên.

Vì quá hâm mộ, tôi đã đánh bạo inbox cho anh Minh để bày tỏ sự ngưỡng mộ cao độ và mưu cầu được giúp đỡ.

Anh Minh đã reply.

Kể từ lúc đó, cuộc đời tôi thay đổi.

Anh Minh đã giúp tôi rất nhiều trong việc tạo động lực cho bản thân.

Những cái Like, cái comment tưởng chừng đơn giản của anh đã tạo động lực to lớn cho tôi tìm hiểu nhiếp ảnh ẩm thực.

Người anh gạo cội giới thiệu tôi tham gia thi Flat-lay do báo L’oficiel, rồi chấm điểm, tặng sách,.. Anh Minh cho những lời khuyên và sự hướng dẫn đơn giản nhưng đó là chân lí cho chính con đường nhiếp ảnh ẩm thực của tôi sau này.

Và lớn nhất đó là một định luật ánh sáng mà tôi khắc cốt ghi tâm, nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong suốt 2 năm viết Blog của mình :

“Đức à! Ánh sáng mặt trời chỉ có một trên đời nhé!”.

 Sự táo bạo thật sự đã thay đổi cuộc đời tôi.

Screen Shot 2019-04-23 at 4.14.30 PM.png
 

 

Vậy đó!

Về cơn bản, nhiếp ảnh ẩm thực xuất phát từ 07 cột mốc trên của cuộc đời tôi.

Sau 03 năm, qua nhiều lần tập luyện, bắt chước, chụp hình, cãi nhau, mất kết nối,… chúng tôi lại trở về làm việc với nhau như đôi bạn ngày xưa. 

Học liên tục và thay đổi liên tục.

Không bao giờ là đủ và tôi biết tôi phải học thêm nhiều hơn nữa để trở nên hoàn hảo hơn.

Cám ơn bạn đã đọc. Hẹn bạn ở Blog sắp tới bớt than thở hơn.